Áp lực học tập và cách để giải quyết hiệu quả!
Áp lực học tập đang là vấn đề tâm lý rất phổ biến trong xã hội ngày nay, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Chịu áp lực từ phía gia đình, bạn bè trong việc học là nguyên nhân chính gây ra trạng thái căng thẳng cho nhiều học sinh trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Sau đây là một số dấu hiệu và phương pháp giải quyết cho vấn đề này.
++ Học phí trường tư thục tại TPHCM
Làm thế nào để giảm áp lực học tập?
Áp lực học tập là gì?
Đây không phải là vấn đề quá mới trong xã hội hiện nay. Tỉ lệ học sinh bị căng thẳng, áp lực học tập cũng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây căng thẳng cũng có thể khác nhau nhưng hầu hết đều khiến học sinh luôn trong trạng thái lo lắng, mất ngủ, cơ thể suy nhược và mất tinh thần. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ, hành vi và cách ứng xử của học sinh nói riêng và của cả một thế hệ thanh thiếu niên nói chung. Gia đình và nhà trường nên có những biện pháp quan tâm và hỗ trợ các em kịp thời để ngăn ngừa những hệ lụy nguy hiểm xảy ra.
>> Tìm hiểu thêm: Tuyển sinh trường thpt bán trú Tân Phú
Căng thẳng lâu ngày khiến các em thấy mệt mỏi, khó chịu, ngủ không đủ giấc, ăn uống không ngon miệng, không có sức sống, ảnh hưởng đến kết quả học tập, đời sống tinh thần và sức khỏe.
Làm thế nào để giúp học sinh giảm áp lực học tập?
Gia đình và nhà trường luôn mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho các em tập trung học tập và phát triển kiến thức, kỹ năng… toàn diện. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, lịch học quá dày đặc và không phù hợp với mong muốn và khả năng của các em sẽ gây ra áp lực khiến các em thấy việc học tập trở nên nặng nề, dẫn đến sự thụ động và thiếu nhiệt huyết trong học tập.
Vậy nên để các em giảm bớt áp lực trong học tập, chúng ta cần:
+ Có lịch học phù hợp, xen kẽ thời gian học tập, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi để việc học không chỉ là thời gian ở trên lớp mà còn là thời gian vui chơi ngoài trời, cùng bạn bè xây dựng kỷ niệm đẹp. Các khóa học ngoài trời, các buổi sinh hoạt ngoài giờ sẽ giúp các em vừa chơi, vừa học, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong tâm thế thoải mái nhất.
+ Trò chuyện với học sinh để biết các em nghĩ gì, mong muốn điều gì và kỳ vọng như thế nào, biết được điểm mạnh, điểm yếu của các em để giúp các em phát triển.
+ Chia sẻ ước mơ của các em để đưa ra định hướng, giúp các em có phương tiện để tiến gần đến ước mơ đó.
+ Dành thời gian để các em nghỉ ngơi, thư giãn, nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc.
+ Khuyến khích, động viên khi các em thấy chán nản, chia sẻ, tặng phần thưởng khi các em đạt được điểm tốt, luôn bày tỏ những quan điểm tích cực để các em thấy thoải mái và chủ động học tập hơn.
+ Luôn dành thời gian để các em nghỉ ngơi vào cuối tuần, vui chơi cùng bạn bè.
+ Quan tâm nhiều hơn đến đời sống tâm lý của các em.
Sức khỏe tâm thần của học sinh là vấn đề rất cần sự quan tâm từ phía gia đình và nhà trường. Chúng ta luôn mong muốn mang đến những giá trị tốt nhất cho các em, giúp các em học tốt, phát triển toàn diện từ thể chất đến tinh thần và có một tuổi thơ thật đẹp.
>> Thông tin liên quan: top 10 trường thcs nội trú tốt nhất TPHCM