Hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ cấp 2 – cấp 3

Để có phương pháp giáo dục tốt nhất, chúng ta cần hiểu rõ những điều các em muốn và cần trong từng giai đoạn trưởng thành. Sau đây là những thông tin chính từ bài phân tích tâm lý của học sinh cấp 2 và cấp 3 do TS. Trương Thị Khánh Hà – Chủ nhiệm khoa tâm lý học của trường ĐHKHXH&NV.

Tìm hiểu thêm: trường cấp 2 nào tốt nhất TPHCM

Sự phát triển tâm lý của học sinh cấp 2 – cấp 3

Sự phát triển về nhận thức

truong-noi-tru-uy-tin-tai-quan-9

Khi đến tuổi thiếu niên, tư duy trừu tượng của các em sẽ phát triển. Đồng thời, các thao tác cụ thể đã hình thành trong giai đoạn trước cũng dần hoàn thiện hơn trở thành những thao tác tư duy trừu tượng. Theo Tiến sĩ cho biết, “đây chính là giai đoạn phát triển thao tác logic hình thức trong học thuyết về sự phát triển trí tuệ trẻ em của Piaget.

Nghĩa là các em vừa xuất hiện khả năng tưởng tượng hình học không gian, vừa có khả năng lý luận về mặt ngôn ngữ, tách rời các vật liệu trực quan và cụ thể.

Trí tưởng tượng và sáng tạo của các em sẽ càng thêm bay bổng ở độ tuổi này nhờ có sự phát triển trí tuệ, những nhu cầu và tình cảm trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy trò… Các em có thể làm thơ, viết văn, thiết kế… và luôn tưởng tượng ra một con người lý tưởng cho riêng mình.

Vậy điều gì khiến cho trẻ ở độ tuổi này thường có thái độ phản khán với người lớn?

Sự tưởng tượng là “năng lực” đặc biệt của các em trong độ tuổi này và cũng là cách để các em giải tỏa những các xúc và nhu cầu không được thõa mãn. Các em xây dựng những hình mẫu lý tưởng trong đầu và đem hình mẫu đó ra so sánh với những người, những việc xung quanh mình vì các em có khả năng hiểu được những tình huống giả định. Khi nhìn thấy những khuyết điểm của những người, những tình huống nằm trong tầm đánh giá của mình, các em thường có thái độ chỉ trích.

hoc-phi-truong-noi-tru-thap

Tin liên quan: Phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh cấp 3

Luôn cảm thấy mình là người lớn

Tuổi thiếu niên chưa thực sự là người lớn cả về cơ thể, sinh lý lẫn tâm lý. Mặc dù các em chưa bước vào cuộc sống của những người trưởng thành nhưng các em vẫn luôn mong muốn cuộc sống đó. Điều này thể hiện rõ qua cách ăn mặc, quan hệ bạn bè, sở thích và mong muốn được đối xử như người lớn của mỗi em.

Tiến sĩ cho biết, “Những biểu hiện của “cảm giác mình là người lớn” thể hiện phần lớn ở vẻ bề ngoài, trong phong cách đi đứng, nói năng, ăn mặc của trẻ. Sự thay đổi trong cách nói năng, ăn mặc và những đòi hỏi của trẻ nhiều khi trở thành guyên nhân gây mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, gây xung đột, cãi cọ trong gia đình.

Giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển tự ý thức của trẻ

Ở độ tuổi thiếu niên, các em giống như đang ở “lưng chừng” khi nhân cách chưa ổn định, “hình ảnh về bản thân” cũng chưa ổn định, định hướng giá trị còn chịu ảnh hưởng từ nhiều nhóm giá trị khác nhau. Mọi thứ vẫn đang ở giai đoạn “định hình và phát triển”. Do đó, đây thực sự là giai đoạn quan trọng đối với việc hình thành và phát triển tự ý thức của các em mà chúng ta cần lưu ý.

Luôn có những nỗi buồn khó hiểu

truong-tu-thuc-thcs

Tuổi thiếu niên hay buồn vu vơ và cô đơn lắm vì quá trình này thúc đẩy các em đi sâu vào việc tìm hiểu bản thân mình. Thường thì các em ít khi nói về cảm giác này với ai mà sẽ truyền tải qua những trang nhật ký hoặc thơ văn.

(Nguồn ebook.edu.vn)

Tuổi thiếu niên luôn có những câu chuyện vui buồn lẫn lộn nhưng hơn hết, các em hãy sống và học tập thật vui vẻ và hạnh phúc để từng bước vững vàng đến với ước mơ tương lai của mình nhé!

Xem thêm: học phí trường cấp 3

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Vui lòng điền đây đủ thông tin bên dưới

Liên kết

CƠ SỞ QUẬN TÂN PHÚ

CƠ SỞ QUẬN 9