Học sinh cấp 3 nên quan tâm đến những kỹ năng nào?
Không chỉ học lý thuyết và thi đậu những kỳ thi quan trọng là đủ, các em học sinh THPT hiện nay còn cần phải tích cực rèn luyện kỹ năng để có tiến về phía trước vững vàng hơn. Giáo dục trẻ chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng. Do đó, nhà trường và phụ huynh cần phối hợp nhịp nhàng, kiên nhẫn và tinh tế để hiểu những điều các em muốn và giáo dục các em thành công dân có ích cho xã hội.
Tin liên quan: Hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ cấp 2 cấp 3
Những kỹ năng nào cần thiết cho học sinh cấp 3?
Kỹ năng sống và ứng xử
Độ tuổi cấp 2, cấp 3 là thời điểm phần lớn các em muốn học làm người lớn, tò mò với thế giới bên ngoài xã hội. Do đó, nếu chúng ta không có những bài học tốt để các em bước vào giai đoạn này thì các em rất dễ có những ý nghĩ sai lệch làm tổn hại đến bản thân mình và người khác.
Kỹ năng sống đối với mỗi lứa tuổi và cấp học khác nhau sẽ có những bài học khác nhau. Những kỹ năng này các em sẽ được học trong trường Hồng Đức thông qua những buổi học ngoại khóa hoặc những buổi diễn thuyết của những chuyên gia tâm lý.
Có rất nhiều vấn đề mâu thuẫn nhỏ xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà nếu các em không biết cách ứng xử hay quản lý tốt cảm xúc của mình, các em sẽ dễ bị kích động và có thể dẫn đến bạo lực.
Kỹ năng làm chủ bản thân, quản lý cảm xúc và cách ứng xử là những kỹ năng quan trọng để các em có cách cư xử lịch thiệp, xây dựng những mối quan hệ bền chặt và tốt đẹp hơn. Những kỹ năng này sẽ giúp các em phát triển tốt trên con đường sự nghiệp sau này.
Xem thêm: Tuyển sinh lớp 11 trường bán trú Tân Bình
Những nhóm kỹ năng khác
Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:
– Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát và đưa ra ý kiến để chia sẻ trong nhóm;
– Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh chung;
– Kỹ năng làm việc nhóm;
– Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ đa chiều
– Các kỹ năng tư duy khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh…
Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập và ứng phó với các tình huống trong cuộc sống:
– Biết chào hỏi, lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng;
– Kỹ năng kiểm soát tình cảm, quản lý tốt những thói hư tật xấu, sở thích cá nhân;
– Biết phân biệt những hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai, phòng tránh tai nạn;
– Kỹ năng trình bày ý kiến, thuyết trình và diễn đạt trước đám đông;
– Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; hoặc kỹ năng ứng phó với tai nạn như các trường hợp cháy, nổ…;
– Kỹ năng ứng phó với tai nạn đường thủy;
– Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống xâm phạm tình dục, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội;
– Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực
Giáo dục là quá trình cần đảm bảo tính liên tục, bài bản và lâu dài. Những bài học ở trường thôi chưa đủ, các em cần nhận sự quan tâm của phụ huynh và được hướng dẫn khi gặp những khó khăn hoặc rắc rối.
Để giúp các em hoàn thiện bản thân hơn, có đủ bản lĩnh đương đầu với những thách thức trong cuộc sống, chúng ta – gia đình, nhà trường và xã hội – cần chung tay để giúp sức cho các em.
Tham khảo thêm: học phí trường thcs Hồng Đức