Khi cảm thấy không muốn học thì nên làm gì?
Học sinh đang ở tuổi phát triển, năng động và rất thích chơi đùa. Do đó, việc các em thích chơi hơn thích học là rất phổ biến. Vậy làm thế nào để các em có hứng thú học tập hơn? Và bản thân các em, khi cảm thấy không có động lực học tập thì nên làm sao để vượt qua?
+++ Bạn có đang tìm trường tư thục uy tín tại Sài Gòn?
Làm thế nào để vượt qua cảm giác lười học?
Đối với học sinh:
Các em học sinh cấp 2, cấp 3 đã dần có ý thức về lợi ích của việc học và tập trung học tập để đạt được thành tích tốt như mong đợi và tiến bộ hơn mỗi ngày. Các em luôn muốn mình làm tốt bài tập được giao, tuy nhiên, có đôi lúc tay chân và khối óc không theo sự mong muốn của các em, người cứ chộn rộn và muốn ra ngoài chơi hơn là ngồi đây học. Vậy cần làm thế nào để vượt qua cảm giác này và chuyên tâm học tập?
Xác định xem nguyên nhân nào khiến các em thấy ham chơi hơn ham học
Là các em luôn cảm thấy lười khi nhìn vào bài vở hay lâu lâu lại thấy không muốn học một lần? Điều gì cũng sẽ có nguyên nhân ở đó, lười học cũng vậy. Các em có thể lười học vì những nguyên nhân phổ biến như:
+ Bài vở nhiều quá không biết học từ đâu và học đến khi nào: Trong tình huống này, các em cần sắp xếp lại lịch học cho mình, chia nhỏ nhiệm vụ ra và rút ngắn thời gian học tại nhà mà vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thầy cô. Sau khi có lịch học riêng, các em cứ theo lịch học ấy mà hoàn thành, không cần đắn đo xem nên học gì và học ở khúc nào nữa. Bên cạnh đó, số lượng bài vở trong ngày vừa đủ sức sẽ giúp các em thấy thoải mái và học tập chuyên tâm hơn.
+ Không có thời gian vui chơi và thư giãn: Mặc dù học tập là ưu tiên hàng đầu của học sinh nhưng các em vẫn nên có thời gian để tận hưởng sở thích của mình và vui đùa cùng bạn bè. Nếu các em cảm thấy lịch học quá dày đặc như bị mắc kẹt trong đó và thấy áp lực. Hãy chia sẻ điều này với ba mẹ, thầy cô để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
+ Không biết học để làm gì và không có mục tiêu học tập: Từ khi vào lớp một, các em biết rằng mình phải đến trường mỗi ngày, ngồi trong lớp, nghe thầy cô giảng bài, viết bài, làm bài tập. Mọi thứ cứ lặp đi lặp lại như thế trong ngần ấy năm và đến giờ, các em vẫn chưa biết vì sao mình phải học và học để làm gì. Không có mục tiêu sẽ khó có động lực để tích cực học tập. Do đó, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi với ba mẹ, thầy cô về những gì các em chưa biết. Thầy cô sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho các em.
+ Hay là mình đang “yêu sớm”: Đây là không là điều mà phụ huynh và thầy cô mong muốn vì tình yêu nhỏ xíu ở các tuổi này có thể khiến các em xao lãng việc học. Tuy nhiên, đây là vấn đề tâm lý rất khó tránh khỏi. Những hờn giận vu vơ có thể khiến lòng các em chộn rộn và không muốn học. Vậy thì nên làm gì? Hãy giải quyết vấn đề với người bạn ấy, tham khảo ý kiến anh chị trong nhà hoặc bạn bè. Còn nếu có thể, tốt hơn hết hãy chia sẻ với cha mẹ về những điều các em đang băn khoăn.
+ Tự ti với những gì mình đang có: Tuổi dậy thì là tuổi rất khó chiều. Có rất nhiều điều khiến các em thấy khó chịu, kỳ lạ mà không thể nào nói ra được, trong đó có cảm giác tự ti. Đó là vì các em chưa biết mình mạnh ở đâu, yếu ở chỗ nào, do đó, cứ mãi nghĩ mình tệ hơn, không tốt bằng bạn khác. Mọi thứ đừng giữ mãi trong lòng, hãy tìm ai đó mà các em tin tưởng để chia sẻ. Nỗi niềm được gửi đi, niềm tin nhận lại sẽ khiến các em thấy thoải mái, gạt bỏ vấn đề đó qua một bên và chuyên tâm học tập hơn.
+++ Đâu là trường thpt tốt nhất Hồ Chí Minh?
Đối với gia đình và nhà trường
Ở tuổi còn nhỏ, các em sẽ bị bối rối trước những thay đổi về tâm sinh lý của mình, từ đó, luôn chất chứa những nỗi niềm khó giải bài và không thể chuyên tâm vào học tập. Chính vì thế, gia đình nên quan tâm đến sự thay đổi của các em để kịp thời chia sẻ, động viên, giải thích và giúp các em hiểu rõ hơn về bản thân mình, về những mối quan hệ xung quanh mình cũng như cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh.
Cùng lúc đó, nhà trường phối hợp cùng gia đình, cung cấp môi trường học tập an toàn, tập trung, tạo điều kiện để các em học tập tốt nhất và phát triển toàn diện từ tri thức, kỹ năng mềm đến thể chất và tâm lý. Những buổi giao lưu, chia sẻ cùng các chuyên gia tâm lý hoặc những người truyền cảm hứng sẽ giúp các em có thêm động lực học tập, hiểu được mục đích đến trường và tự tin, mạnh dạn hơn.
Thầy cô và ba mẹ chính là những người quan trọng nhất trong quá trình học tập và phát triển của các em. Tuổi càng lớn, các em càng tò mò với thế giới xung quanh và luôn tìm kiếm lời giải đáp. Đó cũng là lúc các em rất cần sự đồng hành của ba mẹ và thầy cô.
Trường THCS – THPT Hồng Đức luôn tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát triển toàn diện.
+++ Mời bạn tìm hiểu thêm: trường nội trú thcs tốt