Làm thế nào để cải thiện tính rụt rè cho học sinh?
Có không ít học sinh bước vào trường với tính cách hướng nội và rụt rè. Các em luôn giấu mình trong những đám đông và ngần ngại mỗi khi được mời phát biểu. Các em giữ trong đầu muôn vàn ý tưởng hay nhưng lại chần chừ và không dám thực hiện. Rụt rè không hẳn là tính cách xấu nhưng nó sẽ ngăn cản bước chân thành công của các em trong tương lai, nơi mà các em cần thể hiện bản lĩnh của mình để có ưu thế cạnh tranh hơn trong mọi tình huống. Vậy cần làm gì để học sinh trở nên tự tin hơn?
+ Mời phụ huynh tham khảo: danh sách trường tư thục tốt nhất ở TPHCM
Phá bỏ sự rụt rè để học sinh tự tin hơn trong mọi tình huống
Tìm hiểu tính cách của các em
Để giúp học sinh rụt rè tự tin hơn trong giao tiếp và hành động, trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ về các em. Tìm hiểu những điều các em thích và không thích sau đó dựa trên sở thích của các em để làm động lực cho các em nói và trả lời câu hỏi. Giải thích với các em rằng sẽ không có câu trả lời đúng hay sai nào cho một câu hỏi nhất định, vì vậy các em nên cố gắng nói một cách cởi mở và cải thiện kỹ năng nói của mình, không cần phải e dè hay sợ hãi khi tham gia vào cuộc thảo luận.
Tạo động lực cho các em
Chỉ cần các em chủ động tham gia vào cuộc trò chuyện, dù với vai trò nào, thậm chí chỉ là lặp lại câu nói thì chúng ta cũng cần ghi nhận và dành cho các em sự khen ngợi để khuyến khích các em tham gia.
Tạo môi trường học tập thoải mái và hỗ trợ
Tất cả học sinh kể cả những học sinh nhút nhát sẽ không nói và tham gia vào các nhiệm vụ trong lớp nếu các em cảm thấy không thoải mái và bị răn đe. Trong môi trường học tập thoải mái, nơi các em có thể phát biểu ý kiến để xây dựng bài học và mọi ý kiến đều được ghi nhận để thảo luận thì các em sẽ luôn thoải mái trò chuyện và nêu ra ý tưởng của mình. Đối với học sinh rụt rè, quá trình này có thể đến chậm hơn các bạn học khác tuy nhiên, các em sẽ cởi mở và nhiệt tình hơn trong môi trường học thân thiện và thoải mái.
++ Mời phụ huynh xem thêm: trường nội trú lớp 7 tốt nhất TPHCM
Học theo nhóm, theo cặp
Hình thức học theo cặp và nhóm có thể khuyến khích học sinh bắt đầu thực hiện các bước nhỏ, dần dà tham gia vào cuộc trò chuyện và sẵn sàng trình bày ý kiến của mình. Trong nhóm, học sinh sẽ trao đổi ý kiến một cách thoải mái hơn vì các em không phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường chung của cả lớp.
Giao cho các em các nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp
Học sinh nhút nhát, rụt rè thường sợ làm sai. Do đó, chúng ta cần tạo cho các em cảm giác có thành tựu từ những việc nhỏ nhất, từ từ, các em sẽ tự tin làm những việc phức tạp hơn. Nhiệm vụ dễ sẽ thúc đẩy các em mạnh dạn thực hiện hơn là nhiệm vụ khó, kể cả khi các em có đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ khó nhưng bởi vì các em không tin vào năng lực của mình nên có thể ngần ngại khi thực hiện.
Để các em sẵn sàng “phá kén” và tự tin thực hiện mọi ý tưởng cũng như phát biểu ý kiến của mình, gia đình và nhà trường cần khuyến khích, động viên, tạo điều kiện và kiên nhẫn giải bày. Các em sẽ không thể trở nên tự tin ngay vào hôm sau. Các em cần có rất nhiều thời gian, đối mặt với rất nhiều thử thách để hoàn toàn rủ bỏ hình ảnh rụt rè, nhút nhát trong quá khứ. Chính vì thế, điều các em cần luôn là sự động viên và môi trường học tập phát triển toàn diện.
++ Mời phụ huynh tìm hiểu: Tuyển sinh lớp 6 trường bán trú Tân Bình