Làm thế nào để học khi bạn không muốn học?

Trong đời học sinh, chắc chắn có không ít lần bạn không muốn học, không thể tập trung được và không thể nào khiến mình vượt qua được cảm giác “lười động não”. Bạn không cô đơn đâu vì rất nhiều học sinh, thậm chí là người lớn đã đi làm cũng gặp tình huống này. Thế nhưng, kỳ thi đang đến gần, áp lực ngày một lớn và tương lai xán lạn đang chờ bạn. Vậy làm thế nào để học tập tốt ngay cả khi bạn không muốn học?

++ Học phí trường cấp 2 bao nhiêu?

Kế hoạch học tập rõ ràng sẽ giúp bạn vượt qua cơn buồn chán

Sắp xếp lại giờ học

truong-trung-hoc-pho-thong-noi-tru-hcm

Đừng quá tự trách khi có những lúc bạn thấy buồn chán, không muốn học, thay vào đó, hãy để ý xem cảm giác chán chường đó đến vào lúc nào, có lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác không, điều gì khiến bạn bỗng dưng thấy chán. Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ nhận ra thói quen sinh hoạt của mình, hiểu được cách não bộ vận hành cũng như cách mà mọi vật xung quanh ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng của bạn. Sau đó, sắp xếp thời gian học tập phù hợp.

Bạn có thể phân bổ giờ học theo múi giờ nếu bạn là người chủ động lên lịch học cho mình. Còn nếu bạn đang theo thời khóa biểu trong trường thì hãy sắp xếp lại thời gian học ngoài giờ lên lớp.

Bạn nên dành thời gian mà não bộ hoạt động tốt nhất, dễ tập trung và có hứng thú học tập đối với những môn khó, bài tập cần phải làm, môn học bạn không thích. Còn thời gian bạn bắt đầu thấy “lười” thì nên học những môn dễ hoặc môn bạn yêu thích.

tuyen-sinh-truong-noi-tru

Đừng để “mai tính” hay “chút nữa tính”!

Suy nghĩ này sẽ khiến bạn trì hoãn và càng làm cho cảm giác “lười học” gia tăng thêm. Đây cũng là yêu cầu quan trọng để xây dựng kỹ năng tự kỷ luật. Khó khăn nhất khi cảm thấy lười học là làm thế nào để bắt tay vào học tập. Ngồi vào bàn, đọc sách, xem bài tập, viết từ vựng… để bạn bắt đầu “khởi động”. Chỉ cần bạn bắt đầu làm gì đó liên quan đến học tập thì cảm giác này sẽ dần bị xua đi và bạn sẽ vào guồng học tập nhanh chóng.

Thay vì tìm lý do thuyết phục mình tiếp tục “chán” học thì bạn hãy tìm thử xem có cách nào giúp mình nâng cao động lực học tập và lấy lại tinh thần không?

Xem thêm:

Chia nhỏ mục tiêu

Đôi khi bạn cảm thấy “chán” học chỉ vì bạn biết bạn cần phải học rất nhiều. Để tránh trường hợp này, hãy chia nhỏ mục tiêu trong ngày để thực hiện dần. Học cách sắp xếp các mục tiêu để vừa có đủ thời gian nghỉ ngơi, vừa hoàn thành bài tập được giao.

truong-dan-lap-uy-tin-quan-9

Có nhiều phương pháp học tập

Cách học như thế nào là do chúng ta nghĩ ra, miễn làm sao bạn có thể học tập tốt. Bạn có thể thử nhiều cách khác nhau để biết đâu là phương pháp phù hợp cho mình. Một số phương pháp có thể tham khảo như:

+ Nghe bài giảng online thay vì đọc sách nếu bạn đang “chán” đọc sách

+ Bắt đầu làm bài tập để ghi nhớ công thức nếu bạn không hứng thú với lý thuyết

+ Liên kết kiến thức với thực tiễn để ghi nhớ nội dung thay vì học thuộc lòng

+ Ghi ghép dạng đồ thị, tranh ảnh, sơ đồ tư duy… nếu bạn thấy những đoạn văn suôn khiến bạn khó nhớ

+ Chuyển sang học môn mình thích khoảng 10 – 20 phút rồi quay lại với môn khó

+ Thảo luận nhóm hoặc truy bài lẫn nhau với các bạn học nếu bạn thấy không thể tập trung khi học một mình.

Vượt qua được cảm giác “chán” học để học tập tốt hơn chính là cách để bạn vượt qua chính mình, không quá “nuông chiều” bản thân. Đây là bước khởi đầu quan trọng để bạn xây dựng kỹ năng tự kỷ luật, giúp ích cho học tập và công việc ở hiện tại và tương lai.

++ Tìm hiểu thêm trường cấp 3 nội trú TPHCM

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Vui lòng điền đây đủ thông tin bên dưới

Liên kết

CƠ SỞ QUẬN TÂN PHÚ

CƠ SỞ QUẬN 9